Lan tỏa văn hóa để doanh nghiệp phát triển bền vững
Ngày 23/8/2022 đã diễn ra chương trình tọa đàm với chủ đề “Văn hóa doanh nghiệp và kết nối giao thương” với hình thức trực tuyến. Chương trình do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội SMEs chỉ đạo tổ chức, và có sự đồng hành của CLB C&D và HCA, Công ty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực DGroup trong vai trò đồng tổ chức.
Sự kiện tọa đàm được hân hạnh đón tiếp các chuyên gia gồm có PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Nguyên Hiệu trưởng Học viện Quản lý giáo dục, PGS.TS Dương Thị Liễu – Viện trưởng Viện Văn hoá Kinh doanh, Bà Nguyễn Ngọc Lệ – Giám đốc Kinh doanh công ty CP Misa tại thành phố Hồ Chí Minh. Về phía đơn vị tổ chức có sự tham dự của ông Mạc Quốc Anh – Bí thư Đảng ủy. Phó Chủ tịch / Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội; CEO Lê Dung – Ủy viên BCH Hanoisme, Moderator kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và Phát triển Nhân lực Dgroup; Ông Nguyễn Hồng Phúc – Chủ tịch danh dự CLB DN HCA, Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phúc Nguyễn; Ông Từ Nguyên Bình – Trưởng văn phòng miền Nam, Chủ Tịch CLB Doanh nghiệp C&D. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám công ty CP XD TM Bình Tâm BROTHERS; Ông Lê Nam Toàn Quyền – Chủ tịch CLB Doanh nghiệp HCA cùng các vị khách quý, các chuyên gia khách mời tham gia thảo luận tại buổi tọa đàm.
Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm khá quen thuộc đối với bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ hiện nay. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập sâu rộng toàn cầu với mọi mặt của cuộc sống thì vấn đề văn hóa doanh nghiệp không chỉ quan trọng với nội tại doanh nghiệp, thị trường trong nước mà qua đó còn thể hiện văn hóa của Việt Nam trong mắt nhìn của bạn bè quốc tế. Văn hóa doanh nghiệp rất khó để định nghĩa tốt hay xấu mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp. Doanh nghiệp chú trọng xây dựng văn hóa của mình bài bản sẽ tạo ra động lực cho nhân viên, gắn kết các thành viên lại với nhau từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thu hút nhân tài. Xây dựng văn hóa hòa nhập trong doanh nghiệp nhưng không hòa tan, không biến những cá nhân khác biệt phải phù hợp với tổ chức mà cần xây dựng một doanh nghiệp có thể tạo môi trường phát triển cho tất cả những cá nhân khác biệt là cách để giữ chân nhân tài…
Vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp hiện nay rất quan trọng. PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Nguyên hiệu trưởng trường học viện Quản lý giáo dục chia sẻ: “Văn hóa là cái đẹp, văn hóa doanh nghiệp là cái đẹp của doanh nghiệp, cái đẹp của doanh nhân. Bác Hồ đã dặn “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, đây có thể coi là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc xây dựng văn hóa của chính mình có tính nhân văn, sáng tạo.”
Đất nước ta trong giai đoạn vừa vượt qua đại dịch Covid-19, tất cả các mặt của đời sống đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đây cũng là thời điểm các mặt yếu và mạnh của các doanh nghiệp thể hiện ra rõ ràng nhất. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng lao đao, khó khăn nhất thì nhưng giá trì văn hóa sẽ góp vai trò đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp vượt qua thăng trầm. Theo PGS.TS Dương Thị Liễu – Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp có ba điều quan trọng nhất là tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi và đó chính là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi phải đáp ứng được chân, thiện, mỹ. Để xây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp dựa trên giá trị cốt lõi phải trải qua 5 bước đó là xác định, tuân theo, thể hiện giá trị cốt lõi trong tất cả các hoạt động kinh doanh và cuối cùng là sau quá trình thực hiện sẽ tiếp tục nhắc nhở, củng cố giá trị cốt lõi.
Nguyễn Ngọc Lệ – Giám đốc kinh doanh Công ty CP MISA tại thành phố Hồ Chí Minh trong buổi tọa đàm cũng đưa ra các vấn đề quan tâm trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Để xây dựng được văn hóa tại doanh nghiệp của mình, các doanh nhân cần phải bám vào 5 câu hỏi: làm sao tạo được niềm tin cho khách hàng và cho Cán bộ nhân viên; làm sao tạo được sự đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ? Lmà sao tạo những thói quen tốt, hành động tốt cho cán bộ nhân viên? Làm sao nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc? Làm sao duy trì và lan tỏa văn hóa để doanh nghiệp phát triển bền vững.
CEO Lê Dung – Ủy viên BCH Hà Nội SMEs; , Moderator kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và Phát triển Nhân lực Dgroup chia sẻ rằng doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuẩn mực. Chính vì vậy, cần phải tập trung vào giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của mình. Ngày hôm nay Lê Dung hoàn toàn đồng tình đến những chia sẻ từ chuyên gia Đặng Quốc Bảo và Dương Thị Liễu. Với tinh thần giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp chính là nguyên tắc kinh doanh, là yếu tố niềm tin lâu dài của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp sống còn. Được hình thành sau một thời gian hoạt động cần có thời gian in sâu trong mỗi thành viên. Lê Dung rất ấn tượng văn hóa chia sẻ tại MISA. Trong doanh nghiệp có thể nhân bản các vị trí chủ chốt thay lãnh đạo. Lãnh đạo không nhất thiết phải là người làm mọi việc mà lãnh đạo là người truyền lửa được, huấn luyện, đào tạo cho nhân sự cấp dưới để khi lãnh đạo không có mặt tại doanh nghiệp, các nhân viên cấp dưới vẫn giữ vững được tinh thần làm việc đó. CEO Lê Dung chia sẻ văn hóa Dgroup thường xuyên chia sẻ một cách cởi mở, trải lòng đối với các thành viên gắn kết và học hỏi lẫn nhau. Tính cam kết ở tại Dgroup được lan tỏa đến toàn bộ thành viên công ty và được truyền thông đến các bạn bè đối tác để thể hiện đảm bảo chắc chắn khi các doanh nghiệp cần đến Dgroup thì chúng tôi sẵn sàng cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tư vấn đưa ra các khóa đào tạo phù hợp và hiệu quả nhất. Với cam kết luôn luôn cải tiến và sáng tạo để thích ứng với tình hình thực tiễn, nhân văn vừa phát triển kinh tế vừa đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, Dgroup tin tưởng rằng những lợi ích của khách hàng sẽ được chúng tôi lắng nghe một cách chân thành và làm việc tận tâm để đạt được hiệu quả cao nhất.
Văn hóa doanh nghiệp cần một hệ thống các giải pháp chiến lược để đổi mới và phát triển, nhờ đó năng suất lao động được cải thiện giúp doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu và thích ứng với mọi khó khăn thử thách như dịch bệnh, lạm phát hiện nay. Tuy nhiên khái niệm văn hóa doanh nghiệp cũng khá trừu tượng và không phải ai cũng nhận biết được đầy đủ giá trị to lớn của nó do đó việc học tập, triển khai bài bản, hướng dẫn, duy trì và kiểm tra thường xuyên là rất cần thiết.
Với bối cảnh hội nhập kinh tế, văn hóa thế giới sâu rộng như hiện nay, thông qua những chương trình tọa đàm ý nghĩa như thế này sẽ giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam có ý thức tập trung xây dưng văn hóa doanh nghiệp để từ đó lan tỏa những nét hay, phông cách kinh doanh, phong cách giao tiếp và văn hóa phục vụ v.v để doanh nghiệp có nền tảng văn hóa, chiếm được lòng tin của thị trường và là điểm tựa để phát triển bền vững.
Tiến Đạt