Ngư dân ngày đêm bám biển quê hương
Đối với mỗi ngư dân, biển cả như “ruộng”, như “vườn” của người nông dân. Hàng ngày, biển khơi vẫn đang vẫy gọi những chiếc tàu đánh cá ra các ngư trường truyền thống vừa là tiếp nối cuộc mưu sinh, vừa bám biển thể hiện chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ bao đời nay, ngư dân miềm biển nước ta dọc từ Mũi Cà Mau cho đến địa đầu Móng Cái đều coi vùng biển hình chữ S của đất nước mình là ngư trường truyền thống của mình, là “lối đi” trên biển, gắn liền với cuộc sống, sinh kế từ những hoạt động đánh bắt thủy, hải sản và giao thương. Bởi vậy, ngày càng có nhiều hộ gia đình hoặc nhóm hộ ngư dân đầu tư đóng mới tàu có công suất lớn, trang thiết bị ngư cụ đi biển hiện đại để đi biển dài ngày, đánh bắt cá xa bòe. Mấy năm gần đây do tình hình ở biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp nên khi ra khơi hành nghề, ngư dân Việt Nam thường không đi đơn độc như trước, họ đã tham gia vào các nghiệp đoàn nghề cá và các tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển. Với họ, ra khơi bám biển, không một ngày xa biển, bởi biển chính là không gian sinh tồn từ bao đời nay và các thế hệ mai sau. Điều này đã góp phần giúp ngư dân có thêm điều kiện để bám biển khơi với phương châm “Nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, sáng tạo, liên kết chặt chẽ, làm chủ vùng biển, khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Nhật Thăng
Xóm chài ven biển
Chuẩn bị cho chuyến ra khơi
Những người công nhân bảo vệ môi trường nơi bảo tồn sự sống hoang dã
Cuộc sống ngư dân miền biển
Đợi thuyền về
Thu hoạch Quà của biển khơi
Sản phẩm từ biển cả