PHÓNG SỰ ẢNH

Nhớ mùa Xuân Tokyo

Tokyo trước đây là một làng chài nhỏ ven biển có tên là Edo (Edo có nghĩa là cửa sông). Năm 1457, võ sỹ Ota Dokan, cho xây ở đây một khu thành nằm ở cửa sông Sumida. Từ đó các phố tiếp tục mọc ra xung quanh. Đó chính là những dãy phố cổ của Edo đầu tiên, mà người Nhật gọi là Shitamachi (Hạ Phố). Năm 1590, Edo bị Tokugawa Yeyasu chiếm. Sau thất bại của các thế lực đối lập ở Sekigahara vào năm 1600, Tokugawa thâu tóm toàn bộ quyền lực và thành lập chính phủ trên phạm vi toàn quốc, đặt trụ sở ở Edo vào năm 1603. Từ đó Edo trở thành đô thị trung tâm của cả nước. Mặc dầu lúc này Nhật Hoàng vẫn đóng đô ở Kyoto, nên về danh nghĩa Kyoto vẫn là thủ đô Nhật bản. Nhưng trên thực tế, Edo là trung tâm chính trị, kinh tế, ngoại giao của nước Nhật, nên Edo phát triển rất nhanh, vào thế kỷ XVIII, dân số Edo đã lên đến 1 triệu người. Sau thời kỳ Minh Trị Duy Tân, thàng 9 năm 1868, Edo đổi thành Tokyo, có nghĩa kinh đô phía Đông, còn gọi Đông Kinh, đối lại với Kyoto, kinh đô phía Tây. Mùa Xuân năm 1869, Nhật Hoàng dời đô về Tokyo.

 

Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn sau trận động đất kinh hoàng năm 1923 làm hàng trăm ngàn nhà cửa bị vùi trong đất đá, tiếp đó lại bị các cuộc không kích của quân Đồng Minh trong Đại chiến Thế giới thứ II, Tokyo một lần nữa trở thành đống gạch vụn. Sau cơn đại họa đó, Tokyo đã nhanh chóng phục hồi trong vòng vài năm, giữa lúc kinh tế kiệt quệ, bởi những chi phí chiến tranh khổng lồ, nên việc xây dựng được tính toán rất thực dụng. Vì vậy thành phố Tokyo không có mấy kiến trúc đẹp, phố xá có phần lộn xộn. Nhưng điều đáng học Tokyo, là bên cạnh những cao ốc trông đến ngợp mắt, với những bảng quảng cáo rực rỡ mầu sắc, những tiếng ồn ào xe cộ và sự tắc nghẽn giao thông, bởi lượng xe quá tải, vẫn còn tồn tại một Tokyo khác như chưa bao giờ thay đổi với những ngôi nhà gỗ, một quán hàng nhỏ, các tiệm ăn thường mở hàng muộn về đêm, một cửa hiệu bán áo kimono, một phụ nữ già trang trọng, tự hào trong chiếc áo kimono truyền thống đang quét sân bằng chiếc chổi rơm. Và một điều nữa khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên là Tokyo biết kết hợp hài hòa nhịp sống hiện đại và nét sinh hoạt truyền thống nhẹ nhàng đã có bao đời nay của người dân Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là khu chợ Ginza, một trung tâm mua sắm sầm uất, tiếp đó là công viên Ueno, với hàng trăm cây anh đào cổ thụ, nơi có nhiều trường đại học nổi tiếng như Trường Đại học Tổng hợp Tokyo, Đại học Keio, Waseda. Đó là Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Viện Bảo tàng Lịch sử Shitamachi, Bảo tàng Hoàng tộc Tokyo, Bảo tàng Mỹ thuật Tây phương. Ở đây có vườn thú, Nhà hát Quốc gia, đển thờ Toshugu và chùa Kangei. Mỗi độ xuân về, khi hoa anh đào nở, công viên Ueno là nơi tổ chức lễ hội hoa, một lễ hội lớn nhất ở Tokyo. Đặc biệt dọc theo hai bên các dòng kênh nước trong vắt, người ta trồng nhiều cây anh đào, hoa chen nhau đua nở vào những ngày đầu Xuân.

Phía Bắc trung tâm Tokyo, có nhiều địa điểm tham quan như chùa Senso-Ji, điện thờ Shinto Meiji-Jingu. Tại trung tâm Tokyo hiện đại, nổi lên những tòa nhà thâm nghiêm trầm mặc cạnh công viên thông xanh. Đó chính là cung điện Hoàng gia Nhật Bản. Hoàng cung được ngăn cách với bên ngoài bằng một bức tường đá, xung quanh có hào rộng bao bọc với chu vi dài 5 km. Ngày ngày có hàng ngàn du khách đế chiêm ngưỡng

Chùa Senso-Ji

Đền thờ Shinto Meijin-Jingu

Ngày hội hoa anh đào ở công viên Ueno

Nhật Thăng