PHÓNG SỰ ẢNH

NGHỀ DỆT CHIẾU TRUYỀN THỐNG

Trải bao thăng trầm, vất vả, người dân Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vẫn gắn bó, đam mê với nghề dệt chiếu truyền thống. Để có được những tấm chiếu sắc màu rực rỡ, người thợ dệt chiếu Định Yên phải cần đến nguồn nguyên liệu (lát, trân, cói…) dồi dào từ vùng miệt vườn Vĩnh Long, Trà Vinh. Từ chợ nguyên liệu trên các con đò đậu kín lòng kênh, người thợ dệt chiếu sẽ lựa những sợi lát trắng, đẹp, nhỏ và nhuyễn, đủ dài để đan được 2 lớp mà không phải nối cói. Bởi vậy nên chiếu Định Yên luôn được thị trường ưa chuộng.

Những sợi lát mua về sẽ được đem phơi vài nắng, rồi chuyển công đoạn chẻ nhỏ, nhuộm màu, phơi khô. Trước khi dệt, những sợi lát sẽ được phun nước, đảm bảo độ ẩm vừa phải nhằm tránh bị gãy khi dệt. Nói là vậy nhưng để có một tấm chiếu bền và đẹp cần phải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và lòng yêu nghề sâu sắc của mỗi người thợ. Đến Định Yên, mọi người thích thú khi thấy từ trong nhà ra ngoài ngõ đều lung linh bao sắc màu  vàng, xanh, tím, đỏ…

Trước đây, cả làng dệt chiếu bằng những khung dệt thủ công. Ngày nay, theo đà phát triển của xã hội, những chiếc máy dệt hiện đại đã được sử dụng, cho ra những sản phẩm sắc sảo, đa dạng, đáp ứng kịp thời yêu cầu về chất lượng và số lượng của thị trường.

Để đáp ứng về mẫu mã và chất lượng của thị trường nên máy dệt công nghiệp được đầu tư thay thế cho dệt thủ công

Chải cói là công đoạn quan trọng, để cho chiếc chiếu được tinh tế sau khi dệt

Anh Qách Văn Danh ở Lấp Vò, người có thâm niên 10 năm vác cói (Lác)

Các bó cói được đưa lên bờ, sau đó chuyển lên các phương tiện giao thông như xe ba gác, xe tải nhẹ để về nơi sản xuất

Phơi cói đã nhuộm màu

Người làng dệt rất cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu

Cột biên chiếu là công đoạn quan trọng sau khi chiếu được dệt xong

Phơi chiếu

Vẫn còn những gia đình giữ lại nghề dệt chiếu thủ công

Chiếu được chở đi bán rong

Xuân Bình